SHARE

Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ một sự kiện nào. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số thiết bị ánh sáng thường được sử dụng. Đây chỉ một số kiến thức “còi” của người làm tổ chức sự kiện, mong các bạn tiếp nhận

 1. Các loại đèn hay dùng trên sân khấu:

– Đèn follow:

Loại đèn chiếu tập trung ánh sáng trắng, có hình tròn, thường dùng để chiếu vào tâm điểm nào đó trên sân khấu ví dụ khi VIP đi lên, chiếu vào logo cty trên sân khấu…

– Đèn scanner (đèn quét):

Là loại đèn có ánh sáng cực mạnh, có rất nhiều chức năng sửa luồng sáng của bóng đèn như : Color (màu), Gobo (chắn sáng thành hình, bông hoa v.v), Iris (thu hoặc mở lớn bằng chắn sáng), nhân lên nhiều hình bằng lăng kính, Zoom, quay ngang quay dọc. Scanner thì tạo ra AS đẹp, chính xác nhưng cồng kềnh nên chỉ sử dụng cho những SK cố định, thường treo lên cao.

– Đèn moving head (đèn có đầu cử động):

Tương tự scanner, nhưng Scanner do quét ngang và dọc bằng phản chiếu AS qua 1 tấm kính phản chiếu (mirror) nên chuyển động của ánh sáng rất nhanh, chính xác. Trái lại, moving head nặng nên chuyển động chậm chạp hơn nhiều, đổi lại góc quét ngang, dọc của scanner bị giới hạn hơn moving head nhiều. Movie head dùng cho những SK cơ động, thường đặt dưới sàn chiếu ngược lên. Ngoài ra nó hay được thiết kế trong Bar, vũ trường vì khi chuyển động, nó tạo ra những cảnh vui mắt hơn vì góc quay rộng.

 – Đèn Strobe light:

Tạo ra ánh sáng như đèn flash để chụp hình nhưng mạnh hơn rất nhiều. Trên SK dùng nó trong những scene cao trào, chớp liên hồi., kết hợp với khói và lazer.

– Đèn cực tím (UV) (black light):

Dùng làm màu nền của SK khi tắt hết đèn. Có thể giữ sáng liên tục, không tắt trong khi biểu diễn. Ánh sáng của loại này sẽ pha vảo những màu khác làm tươi màu lên, nổi bật nhiều màu có đặc tính phản quang, nhất là màu trắng. Có 2 loại đèn UV black và blue, loại blue màu ra sáng hơn loại black.

– Đèn trung tâm (centre-piece):

Đã gọi là đèn trung tâm nên bao giờ cũng đặt chính giữa. Ở SK nên chiếu vào phông tạo hoa văn linh động.

 Đèn laser:
Đèn sử dụng các tia sáng mảnh, cực mạnh, nhiều màu sắc để tạo hiệu ứng sân khấu

 – Đèn PAR 64:
PAR là chữ viết tắt của Parabollic Aluminum Reflector (chóa phản chiếu bằng nhôm hình paraboll) là loại loại cơ bản không thể thiếu tại các sân khấu. Nó tạo thứ ánh sáng nền mượt mà, không bị tương phản, có thể dùng dimmer để tạo ra những khoảng sáng, tối mờ ảo. Cấu tạo rất đơn giản, gọn nhẹ, dễ di chuyển,tuy nhiên hiện giờ các nhà sản xuất sử dụng đèn PAR LED thay cho PAR 64

Đèn PAR 64
Đèn PAR LED

 

2. Những thiết bị ánh sáng phụ trợ khác:
Tuy không phải là đèn chiếu sáng nhưng các thiết bị này cũng góp phần tạo cho sân khấu đa dạng hơn:

– Trái châu kính phản chiếu tia: Nếu muốn làm ánh sao trên bầu trời thì dùng thiết bị này đặt gần phông, dùng tia sáng nhỏ chiếu vào. Hiện giờ đa số dùng Đèn cầu LED Crystal Ball  có khả năng tự chiếu sáng.

 

Đèn cầu LED Crystal Ball

– Đèn tạo mây: Như một đèn chiếu phim slide có hình mây, cho di chuyển thật chậm.

 

– Máy tạo khói: Làm cho hiệu ứng ánh sáng càng thêm phần nổi bật

 

Máy tạo khói

 

– Máy phun bong bóng: Như các em nhỏ chơi trò thổi bóng xà phòng, như sử dụng máy sẽ ra nhiều hơn và liên tục.

 

Máy tạo Bong Bóng

 

– Máy tạo tuyết: Gồm những bọt xà phòng nhỏ li ti kết dính lại, trông xa giống tuyết rơi. Lưu ý khi sàn sân khấu bằng gỗ trơn hay gạch men, coi chừng diễn viên bị té ngã vì rất trơn.

 

– Máy bắn kim tuyến: Để ý khi phun vào những thiết bị điện vì giấy có tráng nhôm, có thể dẫn điện gây đoản mạch.

 

Máy bắn Kiem Tuyến (Confetti)

Pháo lửa – Pháo Điện : để tạo hiệu ứng cho các tiết mục.

Pháo Hoa – Pháo Điện

Tóm lại có rất nhiều hiệu ứng cho sự kiện trên sân khấu, việc kết hợp các hiệu ứng sân khấu và âm thanh ánh sáng sẽ làm cho sự kiện trở nên đặc sắc, độc đáo và gây ấn tượng mạnh cho những người tham gia.

Tiết mục biểu diễn “Vọng Nguyệt” trong Sen Show

 

logo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here